Biện pháp phòng cháy chữa cháy hệ thống nhà cao tầng
Mục lục
1. Khái niệm thế nào là nhà cao tầng
– Nhà công cộng từ 10 tầng trở lên
– Nhà ở từ 9 tầng trở lên(không tính tầng hầm)
– Nhà có chiều cao từ 25m trở lên ( chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng không kể tầng kỹ thuật trên cùng)
Đặc điểm kiến trúc
– Nhà càng cao thì diện tích sử dụng càng lớn, dẫn đến mật độ tập trung đông, lượng chất cháy, vật tư thiết bị hàng hóa cũng tập trung với khối lượng lớn.
– Lối ra thoát nạn chính là qua cầu thang, buồng thang bộ nên việc di chuyển khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang, dẫn đến thời gian thoát nạn kéo dài.
– Khi cháy trong nhà cao tầng, toàn bộ các tầng bị cháy sẽ bị đe dọa do lửa khói, hơi nóng khí độc từ đám cháy luôn có xu hướng lan dọc theo chiều cao công trình gây ảnh hưởng đến thoát nạn và cháy lan lên toàn bộ công trình.
– Càng lên cao, tốc độ và áp lực gió càng tăng, đó cũng là nguyên nhân làm cho đám cháy phát triển với tốc độ nhanh.
– Việc triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cũng như việc cấp nước chữa cháy càng lên cao càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những công trình có chiều cao vượt trội và khả năng hoạt động của xe thang được trang bị của lực lượng cảnh sát PCCC thấp hơn độ cao hoặc máy bơm chữa cháy không đủ công suất để đẩy nước lên tầng quá cao.Vậy nên biện pháp phòng cháy chữa cháy hết sức cần thiết.
Các hệ thống kỹ thuật của nhà cao tầng
Nhà cao tầng thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống gas trung tâm, hệ thống điều hòa, thông gió, chống tụ khói cho công trình (hệ thống tăng áp buồng thang, giếng thang máy, hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, sảnh thông tầng, trung tâm thương mại…); camera, cáp điện thoại, thang máy, thang cuốn…; hệ thống PCCC cũng có nhiều loại như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bằng khí, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà. Điều kiện đảm sự hoạt động bình thường cũng như sự an toàn của Nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn Các hệ thống kỹ thuật. Do trong nhà cao tầng chỉ cần 1 trong những hệ thống kỹ thuật gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình cũng có thể gây mất an toàn và không đảm bảo về PCCC
Các loại hình nhà cao tầng
– Nhà chung cư: Nhà chung cư thuộc khuôn viên của các đô thị, Nhà chung cư hoặc tổ hợp công trình chung cư cao cấp. Các tòa nhà chung cư trong khuôn viên riêng, nhà chung cư tái định cư.
– Nhà văn phòng: Tòa nhà văn phòng làm việc của một tập đoàn hoặc một công ty lớn. Chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp của đơn vị đó. Có nhiều đơn vị thuê mặt bằng, chủ đầu tư không trực tiếp điều hành và quản lý.
– Nhà đa năng: Các công trình cao tầng được sử dụng mục đích khác nhau trong 1 tòa nhà như trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, văn phòng làm việc.
– Khách sạn: Các công trình cao tầng kinh doanh khách sạn với chức năng kinh doanh lưu trú.
Tóm lại: Biện pháp phòng cháy chữa cháy không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng.
=>> Xem thêm: Hệ thống phòng cháy chữa cháy và quy trình lắp đặt tiết kiệm nhất
2. Nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ tại các tòa nhà cao tầng
Các tòa nhà cao tầng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau là nơi tập trung nhiều người sinh sống và làm việc. Những người dân sinh sống, làm việc và hoạt động trong các chung cư, nhà tái định cư, các công trình có trung tâm thương mại thường thuộc về nhiều thành phần khác nhau. Có trình độ nhận thức của các cá nhân không đồng đều. Trong đó nhiều người nhận thức về công tác phòng cháy chữa cháy còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của nó.
Mặt khác biện pháp phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn tại các tòa nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. Để duy trì và vận hành các hệ thống kỹ thuật được trang bị tại tòa nhà lại còn phải phụ thuộc và người đứng đầu cơ sở.
– Trong quản lý, sử dụng nguồn nhiệt : sơ xuất trong sử dụng nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần; sơ xuất trong sử dụng bình gas, bếp gas, hệ thống gas trung tâm.
– Sơ xuất trong quản lý, sử dụng chất lỏng dễ cháy: xăng dầu, chất lỏng dễ bay hơi chứa trong tòa nhà.
– Sơ xuất trong sắp xếp, bố trí đường dây, điện thiết bị điện: Bố trí, lắp đặt đường dây điện đi qua nơi có chứa chất dễ gây cháy nổ.
3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy
Nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở khi có cháy:
– Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy, ngắt điện khu vực xảy ra cháy.
– Sử dụng các phụ kiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở, đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở.
– Người được giao nhiệm vụ ngăn chặn lan và thoát sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết và chọn những vị trí hợp lý trên cơ sở hướng gió để phá dỡ cấu kiện xây dựng nhằm thoát khỏi.
– Khi tham gia chữa cháy cần phải chú ý không gây cản trở đến quá trình thoát nạn. Việc triển khai các đội hình chữa cháy có thể được thực hiện qua các cầu thang bộ hở hoặc triển khai ngoài nhà qua ban công.
Nhiệm vụ của người làm việc, sống trong tòa nhà cao tầng:
– Khi phát hiện ra phát sinh cháy trong căn hộ nơi bạn đang sinh sống cần thực hiện ngay việc cắt nguồn điện trong căn hộ, cắt nguồn cấp gas vào căn hộ nếu có.
– Cắt nguồn cấp gas vào căn hộ
– Báo động cho mọi người trong căn hộ căn hộ biết đang xảy ra sự cố cháy nổ để thoát nạn ra ngoài và cùng chữa cháy.
– Báo động toàn bộ tòa nhà bằng cách ấn nút hệ thống báo cháy tự động.
– Hướng dẫn mọi người trong gia đình thoát nạn ra theo lối cầu thang thoát nạn.
– Phối hợp chữa cháy và thoát nạn theo hướng dẫn của đội PCCC cơ sở tòa nhà.
Quy trình thoát nạn trong tòa nhà khi có sự cố cháy nổ:
– Khi xảy ra sự cố cháy nổ theo quy định an toàn cầu thang máy, cầu thang xoắn ốc không được coi là lối thoát nạn.
– Cầu thang thoát nạn là cầu thang bộ có các thiết bị an toàn như: đèn hướng dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, cửa chống cháy, hệ thống điều áp buồng thang.
– Trong quá trình hướng dẫn mọi người thoát nạn ra ngoài cần ưu tiên người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
– Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong tòa nhà sẽ sản sinh ra nhiều khói và các sản phẩm cháy độc hại có thể gây cản trở quá trình thoát nạn.
– Khi ra khỏi căn hộ cần thoát nạn theo sự hướng dẫn của lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng Cảnh sát PCCC.