PCCC và An Toàn Thiết Bị Điện Trong Gia Đình
Mục lục
1. Nguyên Nhân Thường Dẫn Đến Cháy Nổ Thiết Bị Điện
Trong các hộ gia đình, nguồn điện thường được sử dụng liên tục với cường độ cao, đặc biệt trong thời tiết khô nóng hoặc có mưa dông kèm sấm sét. Những yếu tố này dễ gây ra hiện tượng sét đánh, dẫn đến chập điện, cháy nổ và những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên nhân chính không phải từ sấm sét mà đến từ các vấn đề sau:
Nguyên nhân chính
-
Quá tải điện:
Trong mùa nắng nóng, thiết bị điện thường hoạt động vượt quá công suất, khiến tuổi thọ giảm nhanh và dễ chập cháy. -
Thống kê thực tế:
Theo Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh, 60% vụ cháy hàng năm có nguyên nhân từ sự cố nguồn điện. Các thiết bị dễ cháy nổ bao gồm module WiFi, sạc điện thoại, tivi, tủ lạnh, do sử dụng liên tục hoặc tiếp xúc nguồn điện quá lâu.
Các nguyên nhân khác
- Quên ngắt nguồn: Thiết bị hoạt động liên tục sinh nhiệt, gây nguy cơ cháy.
- Hàng giả, kém chất lượng: Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn dễ dẫn đến sự cố.
- Thiết bị cũ kỹ hoặc đã sửa chữa: Các vật dụng này thường không đảm bảo an toàn, dễ phát sinh rủi ro.
- Dây dẫn kém chất lượng: Mối nối lỏng lẻo, dây bị gấp khúc, bong tróc vỏ cách điện hoặc không được bảo dưỡng thường xuyên.
- Cầu dao không tự ngắt: Khi xảy ra sự cố, cầu dao không hoạt động đúng chức năng, gây cháy nổ.
Video minh họa về PCCC thiết bị điện
2. Biện Pháp Phòng Tránh Cháy Nổ Thiết Bị Điện Trong Gia Đình
Để bảo vệ gia đình khỏi nguy cơ cháy nổ thiết bị điện, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Hệ thống điện an toàn
-
Lắp đặt aptomat hoặc cầu dao tổng:
- Phân bổ aptomat cho từng khu vực và thiết bị lớn.
- Dây cầu chì phải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo nổ khi có sự cố.
-
Chọn dây dẫn phù hợp:
- Đảm bảo tiết diện dây đủ tải.
- Tránh kéo căng dây, treo vật nặng lên dây hoặc để dây dẫn bị gỉ, bong tróc.
-
Đi dây điện an toàn:
- Nên đi dây trong tường với ống nhựa bảo vệ.
- Tránh dây trần hoặc đi sai sơ đồ điện, dễ gây hở điện, cháy nổ.
Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị
-
Thay thế thiết bị cũ:
- Kiểm tra định kỳ và thay mới khi cần.
- Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị để tránh bụi bẩn và oxy hóa.
-
Ngắt điện khi không sử dụng:
- Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị khi không cần thiết, đặc biệt trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ.
Ứng phó khi xảy ra cháy
- Cắt nguồn điện ngay lập tức:
- Ngắt cầu dao tổng để ngăn cháy lan.
- Báo cho Cảnh sát PCCC và sử dụng bình chữa cháy như CO2 hoặc bột khô.
- Nếu có dùng các loại máy bơm di động
- Lưu ý: Không dùng nước dập lửa khi chưa cắt nguồn điện.
Việc chủ động phòng tránh cháy nổ thiết bị điện là trách nhiệm cần thiết để bảo vệ tài sản và tính mạng. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến người thân và bạn bè để cùng nhau đảm bảo an toàn trong gia đình.
Xem thêm bài viết: Thiết bị phòng cháy chữa cháy là gì?